Không gian sống của chúng ta trở nên tươi mát, thân thiện, thoáng đãng hơn là nhờ có cây xanh. Và một trong những loài cây thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí cho nơi làm việc, nhà ở… đó là cây trầu bà. Vậy tại sao cây trầu bà lại là sự lựa chọn của mọi  người? Hãy  theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về cây trầu bà để hiểu rõ thêm lí do  tại sao cây lại “ được lòng”  mọi người đến vậy nhé!

Đặc điểm của cây trầu bà

Mỗi loại cây đều có nhiều  tên gọi khác nhau, cây trầu bà  cũng vậy. Cây trầu bà có vô vàn  những tên gọi khác như: thạch cam tử, vạn niên thanh leo, trầu ba vàng, hòa tam diệp, ma quỷ đằng… Ngoài ra, cây có tên khoa học là Epipremnum arueum, thuộc họ Araceace xuất xứ tại đảo Solomon.

Đặc điểm của cây trầu bà
Đặc điểm của cây trầu bà

Cây trầu bà thân leo

Đặc điểm cây trầu bà dễ nhận ra nhất là cây thân thảo dạng leo, mọng  nước. Cây thường được trồng bò dài hoặc buông thõng xuống chậu. Thoạt qua nhìn lá của cây có hình tim, lá mọc đơn và cách xa nhau. Nhìn vào lá ta có thể phân biệt được các loại cây trầu bà: có loại màu xanh bóng vạch trắng lá, có loại phiến lá rải rác màu vàng. Cụm hoa mọc dạng mo và có cuống ngắn.

Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh và rất dễ sống, cây sẽ phát triển nhanh khi được cung cấp đủ nước đặc biệt ở những vùng khí hậu mát mẻ.

Ý nghĩa phong thủy

Các chuyên gia phong thủy nhận định rằng cây trầu bà là cây cảnh mang ý nghĩa phong thủy rất nhiều đến gia chủ của mình. Trầu bà được tin là sẽ tránh được những nhiều không may xảy đến, đem đến sinh khí tốt lành. Những cành lá xanh mơn mởn, luôn tươi tốt là biểu hiện của sự sinh sôi, phát triển thịnh vượng.  Với nét đẹp sang trọng, cây trầu bà đem lại sự may mắn, bình an đến cho những ai sở hữu.

cây trầu bà tránh xui xẻo
cây trầu bà tránh xui xẻo

cây trầu và tránh xui xẻo

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà

Cách trồng cây trầu bà

Cây trầu bà được trồng và chăm sóc khá dễ, bạn không cần mất quá nhiều thời gian cũng như công sức vào việc chăm sóc cây.

Trồng cây trầu bà trên đất
Trồng cây trầu bà trên đất

    Trồng cây trầu bà trên đất

Cách trồng cây trầu bà trong đất: cách phổ biến đó là giâm cành. Chỉ cần cắt 1 cành cây dài khoảng 5 đến 10cm  có mầm rễ rồi giâm vào đất ẩm tránh nơi có nắng gắt. Tưới nước 2 đến 3 ngày một lần. Thời điểm thích hợp để giâm cành là vào mùa xuân và mùa hè. Loại đất phù hợp với trầu bà là loại đất tơi xốp, thoáng khí mà vẫn giữ độ ẩm tốt. Vì là cây dạng thân leo nên bạn cần chuẩn bị giàn, cọc leo hoặc để cây bám vào thân cây khác.

Trồng cây trầu bà bằng phương pháp thủy sinh
Trồng cây trầu bà bằng phương pháp thủy sinh

Cách trồng cây trầu bà thủy sinh

Cách trồng trong nước: cây trầu bà được trồng trong nước bằng dung dịch riêng, hãy rửa sạch rễ cây và đặt vào dung dịch đó. Chú ý, cây trầu bà nhạy cảm với khí clo vì vậy hãy để bay khí clo trong vòng 24h để cây phát triển và sống sót.

Cách chăm sóc cây trầu bà

Cây trầu bà là cây ưa bóng mát, thích hợp với những nơi có ánh sáng tự nhiên không gắt gỏng và hấp thụ ánh sáng tốt nhất vào buổi sáng sớm. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, lá cây cỏ thể bị vàng dẫn đến sự chết chóc. Cây ưa nước nhưng không chịu được lạnh, hãy cung cấp đầy đủ nước cho cây và đảm bảo nhiệt độ lớn hơn 8℃ ( sinh trưởng tốt nhất ở mức nhiệt từ 15 đến 30℃ ).

Cách chăm sóc cây trầu bà
Cách chăm sóc cây trầu bà

Tưới nước cho cây để đảm bảo độ ẩm

Tưới nước cho cây mỗi ngày 1 lần để đảm bảo độ ẩm cho cây, tránh tưới quá nhiều dẫn đến tình trạng cây bị ngập úng, thối rễ. Đừng quên bổ sung phân bón cho cây, nhặt bỏ lá úa vàng, vệ sinh chậu cây, thay nước… để diệt trừ sâu bệnh hại.

=> Xem thêm:

Bạn đã sở hữu cho mình một loại cây cảnh mà vừa có công dụng trang trí lại vừa có ý nghĩa phong thủy chưa? Cây trầu bà là sự lựa chọn tuyệt vời phải không nào?  Hãy thử trồng loài cây này xem sao nhé, chúng sẽ không làm bạn thất vọng đâu!

 

 

 

(Commenting: OFF)

Với ý nghĩa phong thủy tuyệt vời cùng công dụng làm cảnh của mình, cây kim ngân rất được lòng mọi người. Ai cũng muốn sở hữu chúng như một vật hộ mệnh nhưng không phải ai cũng biết đặc điểm cũng như cách chăm sóc chúng. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó để có thể tự tin lựa chọn cho mình chậu cây ưng ý nhất!

 

Đặc điểm của cây kim ngân

Cây kim ngân hay còn có các tên gọi khác như cây thắt bím, cây bím tóc, cây tiền.. có tên khoa học là Pachira Aquatic, tên tiếng anh là Money tree. Cây có xuất xứ từ Mexico, vùng Trung, Nam Mỹ; sống và phát triển trong khu vực đầm lầy. Đúng như tên gọi của nó, cây kim ngân  thể hiện sự tiền tài và may mắn.

 

Đặc điểm của cây kim ngân
Đặc điểm của cây kim ngân

Cây kim ngân- cây thắt bím

Đây là một loại cây bóng râm, vốn có sự sinh trưởng ở khu vực đầm lầy nên cây có sức chịu nước tốt. Đặc biệt, cây kim ngân vẫn có thể phát triển khỏe mạnh trong điều kiện sống ở những nơi có ánh sáng yếu. Hai yếu tố trên thể hiện đây là một loài cây thích nghi với môi trường sống cực tốt.

Thân cây kim ngân to và chắc
Thân cây kim ngân to và chắc

Cây kim ngân thân to

Thân cây kim ngân to chắc, xoắn bẹn vào nhau,  có độ bền và độ dẻo dai, độ cao tối đa có thể lên đến 6m nếu như được trồng ngoài tự nhiên. Trong tự nhiên, cây kim ngân có rất nhiều lá vì vậy mà lá của cây được gọi với rất nhiều tên gọi như: lá kép chân vịt, lá chân chim… Còn với cách trồng cây kim ngân mang ý nghĩa phong thủy hay làm cảnh thì cây thường có 5 lá xanh mướt tượng trưng cho ngũ hành.

Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân

Vốn là loài cây thích nghi với môi trường tốt nên cây kim ngân cũng khá dễ trồng cũng như chăm sóc.

Cách trồng cây kim ngân

Để có một cây xanh phát triển khỏe mạnh, ta cần có kỹ thuật trồng cây. Hãy bỏ 1 chút sỏi đá nhỏ đặt ở phía đáy chậu cây sẽ khiến sự thoát nước nhanh hơn tạo điều kiện cho rễ cây phát triển. Cho đất khoảng ½ chậu sau đó đặt cây vào rồi đắp tiếp phần đất đến khi cảm thấy cây đủ độ chắc và thẳng. Cuối cùng tưới đẫm nước để cây cố định trong bóng mát cho đến khi cây phát triển các bộ phận khác thì mới đem cây ra vị trí mình muốn.

Cách trồng cây kim ngân
Cách trồng cây kim ngân

 Cách trồng cây kim ngân sống tốt

Cách chăm sóc cây kim ngân

Trước hết, để chăm sóc 1 loài cây cần bổ sung đầy đủ những yếu tố sau: Nước, ánh sáng, độ ẩm, đất trồng, phân bón…Cây kim ngân có thể trồng và chăm sóc ở hai dạng trong chậu hoặc trồng thủy sinh tùy mục đích, nhu cầu sử dụng.

  • Cây trồng trong chậu:

+ Sử dụng đất tơi xốp,  chứa nhiều dinh dưỡng, có thể xếp đá dưới đáy chậu để thoát nước nhanh, giữ độ ẩm tốt.

+ Không cần tốn quá nhiều nước cho cây kim ngân, nếu để trong nhà thì tưới 1 tuần một lần, cây ngoài trời tưới ngập gốc 1,5 tuần một lần.

+ Bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách: hòa phân bón vi sinh NPK vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây từ 1-2 tháng 1 lần. Khi cây sinh trưởng mạnh cần bổ sung đầy đủ phân bón để cây phát triển. Mùa đông cây kim ngân không cần phải bón phân nhiều.

cây kim ngân trồng bằng đất
cây kim ngân trồng bằng đất

Trồng cây kim ngân trong chậu đất

  • Cây trồng thủy sinh

+ Để dễ phát hiện các bệnh của cây ta nên trồng cây trong bình thủy tinh trong suốt.

+ Nếu ngâm cả thân cây trong bình nước thủy sinh thì sẽ dẫn đến bị thối hoặc chết cây, vì vậy chỉ nên ngâm phần rễ cây và ở mức nước 2/3 của bình.

+ 1 tháng thay nước 1 lần

Cây kim ngân thủy canh
Cây kim ngân thủy canh

Trồng cây kim ngân trong chậu nước- phương pháp thủy canh

Bài viết chia sẻ rất chi tiết về những kiến thức cần thiết liên quan đến cây kim ngân. Hy vọng, qua bài viết này, bạn sẽ có thể chắt lọc được những kiến thức này và áp dụng một cách phù hợp nhất, có hiệu quả nhất đối với cây kim ngân của mình bạn nhé!

 

(Commenting: OFF)
Send message via your Messenger App