Xu hướng cây cảnh nội thất 2020 như thế nào? Hãy cùng chúng tôi dự đoán ngay trong bài viết này dựa vào độ nổi tiếng và phổ biến của các loại cây cảnh nhé! Nếu bạn đang chọn cây cảnh cho năm 2020 này thì bài viết này chắc chắn sẽ có ích cho bạn. Bài viết này không những mang đến cho bạn những cái tên cây cảnh “hot” mà còn bật mí thêm cho bạn cách chăm sóc những loại cây cảnh nội thất đó nhé!

3 cây cảnh nội thất ấn tượng nhất

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là cây cảnh nội thất giá tốt mà còn có rất nhiều tác dụng. Cây lưỡi hổ là loại cây dễ sống và thích nghi tốt, kể cả khi khô hạn nó vẫn có thể phát triển tốt. Vốn có hình thù khá bắt mắt với hình lưỡi con hổ, cây lưỡi hổ được sử dụng phổ biển dùng để trang trí nội thất văn phòng nơi làm việc, nhà ở,…nó thanh lọc khí ngay cả vào ban đêm, hấp thục các chất gây ô nhiễm giúp cho không gian sống trở nên trong lành, đẹp mắt và ấn tượng hơn. Hiện tại, loài cây này còn được sử dụng trong khoa học và cả y học. Nó có thể chữ bệnh ho, viêm họng, viêm tai giữa…

Cây lưỡi hổ trang trí nội thất
Cây lưỡi hổ trang trí nội thất

Cây lưỡi hổ trang trí nội thất

Cây bàng Singapore

Nhắc đến cây cảnh nội thất thì không thể không nhắc đến cây bàng Singapore– một loài cây rất được ưa chuộng trong giới cây cảnh. Đây là loài cây nội thất mới được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bàng Singapore lại nhanh chóng được lòng mọi người bởi sự hữu ích của nó. Cây bàng nội thất có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí mang lại một môi trường xanh mát. Được biết đến là một trong những loài cây phong thủy, cây bàng Singapore mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Đừng bỏ lỡ loài cây này khi mua cây cảnh nội thất nhé!

Cây bàng Singapore mang ý nghĩa phong thủy tốt
Cây bàng Singapore mang ý nghĩa phong thủy tốt

Cây bàng Singapore mang ý nghĩa phong thủy tốt

Cây trầu bà

Và cây trầu bà cũng là cây cảnh nội thất đẹp trong những sự lựa chọn không tồi đó nha! Cây trầu bà là loài cây cảnh khá quen thuộc bởi nó được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Các nhà khoa học NASA đã chọn đây là loại cây tốt để thanh lọc không khí giúp bầu không khí trong lành, không gian sống trở nên thoáng đãng hơn bởi nó có khả năng hút các độc tố, khí hại từ các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta. Ngoài ra, cây trầu bà còn mang ý nghĩa phong thủy đem lại tài lộc, may mắn, tiền tài đến cho gia chủ.

Cây trầu bà thanh lọc không khí
Cây trầu bà thanh lọc không khí

Cây trầu bà thanh lọc không khí 

Cách chăm sóc cây cảnh nội thất

Cây nội thất vốn là những cây cảnh được trồng trong nhà, dễ thích nghi và phù hợp với môi trường râm, mát để làm tăng vẻ đẹp cho không gian sống. Dù là loài cây nào thì khi chăm sóc ta cũng cần chú ý tới những yếu tố sau đây:

  • Nhiệt độ: nhiệt độ phù hợp dành cho loài cây cảnh nội thất là ở mức nhiệt từ 18 đến 30 độ C.
  • Ánh sáng: nên đặt cây ở những nơi cây có thể tiếp nhận ánh sáng giúp quá trình quang hợp diễn ra tốt nhất như cửa sổ, ban công… tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt ảnh hưởng tới lá cây.
Không đặt cây cảnh nội thất ở nơi có ánh sáng quá gắt
Không đặt cây cảnh nội thất ở nơi có ánh sáng quá gắt

Không đặt cây cảnh nội thất ở nơi có ánh sáng quá gắt

  • Nước: nước vô cùng quan trong, là yếu tố chiếm hàm lượng lớn trong cây, cây thân to và nhiều lá thì cần nhiều nước hơn so với các cây thân nhỏ, ít lá, mọng nước; tùy vào độ ẩm của đất và giống cây trồng để xác định lượng nước cây cần.
  • Dinh dưỡng: cung cấp dưỡng chất cho cây bằng cách bón phân đầy đủ. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây. Để giữ cho cây phát triển xanh tốt hãy sử dụng phân NPK giúp cây chống chọi sâu bệnh  hại.
Bón phân cho cây cảnh nội thất vào thời điểm thích hợp
Bón phân cho cây cảnh nội thất vào thời điểm thích hợp

Bón phân cho cây cảnh nội thất vào thời điểm thích hợp 

Giờ đây bạn có thể lựa chọn cho mình những loại cây cảnh nội thất  ưng ý cho mình với những thông tin chúng tôi cung cấp. Chúc bạn nhanh chóng chọn được cho mình một loài cây ưng ý nhé!

 

(Commenting: OFF)

Cây lưỡi hổ đang là loài cây được sử dụng  phổ biến rộng rãi với nhiều công dụng như trang trí nhà cửa, văn phòng, làm cảnh… ngoài ra nó còn có ý nghĩa về phong thủy, tâm linh lại còn được sử dụng nhiều trong y học và khoa học. Nếu bạn chưa biết nhiều về loài cây này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó!

Thông tin chung về cây lưỡi hổ

Đừng tùy hứng mà mua bất cứ loại cây nào bạn nhé! Nên tìm hiểu kỹ về cây trước khi mua chúng về để không phải hối hận.

Tên gọi của cây lưỡi hổ

Khi tìm hiểu về các loại cây chắc hẳn loài cây nào cũng có nhiều tên gọi khác nhau, cây lưỡi hổ cũng vậy. Cây lưỡi hổ có tên gọi khác hư cây lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ vĩ mép vàng, lưỡi hùm… Cây còn có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Bạn có thấy lá cây giống với con rắn đang dựng đầu lên không? Vì hình dáng của nó như  vậy nên tên tiếng Anh của nó không có tên là lưỡi con hổ mà lại là Snake plant ( cây rắn).

Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau
Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau

Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau

Đặc điểm chung của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi, vì vậy khả năng chịu nóng và khô hạn của cây là rất tốt ngay cả khi ánh sáng mặt trời ở mức hạn chế cây vẫn có thể phá triển một cách sống bền bỉ. Cây lưỡi hổ là loại cây có hoa thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc từ Nigeria( Châu Phi).

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Châu Phi
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Châu Phi

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Châu Phi

Đây là loại cây được phố bố rộng rãi ở nhiều nước. Tại những nơi như ở Châu Phi thì cây thuộc một loài nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất gai dầu, dây thừng, rổ, giỏ… Loại cây này được coi là báu vật ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil. Ngược lại ở Australia, loài cây này cũng chỉ được coi ở loại dạng cỏ mà thôi.

Lá cây lưỡi hổ cứng
Lá cây lưỡi hổ cứng

Lá cây lưỡi hổ cứng

Cây vốn có đặc tính dẻo dai nên được dử dụng làm các vật liệu thiết yếu. Cây lưỡi hổ thường mọc thành bụi thẳng đứng, có hình thù của lưỡi con hổ hoặc ta có thể thấy nó giống con rắn dựng đầu. Chiều cao của cây từ khoảng 30 đến 80 cm, có thể lên đến 1m6. Lá cây lưỡi hổ từ trên xuống dưới đều cứng, đầu lá nhọn sắc. Thân lá mọng nước màu xanh loang pha viền vàng dải từ ngọn xuống gốc khá  bắt mắt. Loài cây này tùy trông cứng là thế nhưng lại có hoa màu trắng lục nhạt, gồm 6 cánh mềm nhỏ và dài khoảng 3 đến 4 cm.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Mỗi loài cây đều có cách chăm sóc riêng phù hợp với đặc tính của nó. Loài cây nào khi trồng chúng ta cũng cần đến các bước chăm sóc chúng. Đối với cây lưỡi hổ, ta cần những lưu ý sau:

  • Tưới nước: bởi loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và dễ sống. Vì vậy, khi mua cây lưỡi hổ về, chúng ta không cần tưới nước nhiều cho cây. Vào mùa hè, hãy tưới nước cho cây trung bình 1 lần/ tuần và luôn giữ độ khô thoáng cho cây; mùa đông, mùa mưa lạnh có thể tưới nước 1 lần/ tháng tùy vào độ ẩm của đất cũng như khí hậu thời tiết.
Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt
Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt

Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt

  • Đất trồng: nên sử dụng loài đất khô, đất pha cát có tính kiềm để cây luôn thoáng nước.
  • Ánh sáng: cần đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới nhưng không nên để cây dưới ánh nắng gắt. Nếu trồng trong môi trường bóng râm thì trung bình 10 ngày/lần mang cây ra phơi sáng.

  • Nhiệt độ: râm, mát và mức nhiệt phù hợp cho cây phát triển mạnh mẽ là từ 22 đến 30 độ, khí hậu ôn hòa.
  • Dưỡng chất: cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân phù hợp với cây, bón mỗi tháng một lần đặc biệt chú ý bổ sung các loại phân giàu potasse.
  • Thay chậu: thay chậu vào mùa xuân, khi rễ cây đã mọc nhiều trong chậu hãy tiến hành tách cây để đảm bảo sự phát triển của cây.

=> Có thể bạn muốn biết thêm:

Cây lưỡi hổ thật dễ dàng là sự lựa chọn đúng đắn với những ai có ý định trồng cây cảnh mà lại ít thời gian chăm sóc phải không nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loài cây này nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

(Commenting: OFF)

Ở Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết đến một trong những cây bóng mát nổi trội vào mùa hè oi ả đó là cây bàng. Nhưng hiện nay, cây bàng không chỉ được biết đến là loại cây bóng mát mà nó còn là một loại cây cảnh nội thất được nhiều người yêu thích  có tên là Cây bàng Singapore. Bạn đã biết gì về loài cây này chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu về chúng nhé!

Giới thiệu chung về cây bàng Singapore

Dưới đây là những thông tin ai cũng cần tìm hiểu đầu tiên về cây bàng Singapore!

Tên gọi của cây bàng Singapore

Loài cây này có tên thường gọi là cây bàng Singapore.  Ngoài ra, khi du nhập về Việt Nam,  cây còn có nhiều tên gọi thuần Việt khác nhau như: cây bàng lá to, cây bàng vuông, cây bàng nội thất…Tên khoa học của cây bàng Singapore là Ficus Lyrata.

Cây bàng Singapore có nhiều tên gọi khác nhau
Cây bàng Singapore có nhiều tên gọi khác nhau

Cây bàng Singapore có nhiều tên gọi khác nhau

Đặc điểm chung cây bàng Singapore

Chắc hẳn ai cũng nghĩ với tên gọi Cây bàng Singapore thì nguồn gốc  của nó chắc chắn là ở Singapore đúng không nào? Nhưng nguồn gốc chính của nó là từ các nước phương Tây, khu vực tây Phi. Sau đó, nó được du nhập về Singapore và đến với  đất nước Việt  Nam ta. Đến nay, loài cây này đã trở thành cây nội thất được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Cây bàng Singapore có nguồn gốc từ Phương Tây
Cây bàng Singapore có nguồn gốc từ Phương Tây

Cây bàng Singapore có nguồn gốc từ Phương Tây

Cây bàng Singapore vốn là cây thân gỗ có sức sống bền bỉ. Thân cây không chia nhánh và mọc thẳng tắp khác với các loại bàng  bình thường ở nước ta. Vì là loài cây để trong nhà nên nó có chiều cao khiêm tốn chỉ từ 1,5 đến 3m. Nếu là cây để bàn thì bạn sẽ cần đến loại cây chỉ cao khoảng vài chục cm. Sự phát triển của cây bàng Singapore được đánh giá là khá chậm bởi đợi đến lúc trưởng thành thì cũng phải mất từ 10 đến 15 năm cơ đấy!

Cây bàng Singapore thân thẳng
Cây bàng Singapore thân thẳng

Cây bàng Singapore thân thẳng

Vì thân cây mọc thẳng tắp không phân nhánh nên lá cây thường mọc ôm sát vào thân cây.  Lá cây có màu xanh bóng trông khá tròn đầy,  có phiến lá to rộng , gân lá nổi lên đối xứng với nhau. Bề mặt lá bàng non thường được bao phủ  bởi những lớp lông tơ mềm mại. Lá bàng Singapore to khoảng cỡ hai bàn tay chụm lại, cũng bởi vậy mà người ta gọi nó là cây bàng lá to.

Lá cây bàng Singapore to
Lá cây bàng Singapore to

Lá cây bàng Singapore to

Loại cây này là cây trồng nhiệt đới cho nên nó rất phù hợp để trồng ở một đất nước có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Quanh năm cây vẫn phát triển tươi tốt, những phiến lá luôn xanh và ít có tình trạng rụng lá.

Cách chăm sóc cây bàng Singapore

Vì phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm nên việc trồng và chăm sóc cây bàng Singapore rất dễ!

Ánh sáng: cây thuộc loại ưa sáng vì vậy  khi trồng cây nên đặt tại những nơi thoáng đãng, nơi cây có thể hấp thụ ánh sáng tốt nhất có thể. Chú ý, cây ưa sáng nhưng lại không nên để những vị trí có nắng gắt tránh hiện tượng lá cây bị héo và vàng.

Tránh đặt cây bàng Singapore ở nơi có nắng gắt
Tránh đặt cây bàng Singapore ở nơi có nắng gắt

Tránh đặt cây bàng Singapore ở nơi có nắng gắt

Chế độ nước: sử dụng nguồn nước không chứa clo để tưới cho cây. Nếu chứa clo, hãy để nước bay sạch clo thì mới được sử dụng cho cây.

Nhiệt độ: cây thích hợp ở những nơi mát mẻ, mức nhiệt để cây phát triển tốt đó là khoảng từ 16 đến 17 độ C.

Đất trồng: chọn những loại đất có khả năng thoát nước nhanh chóng  để cây có thể hấp thụ dưỡng chất tốt và tránh tình trạng rễ cây bị ngập úng.

Cây bàng Singapore nên đặt ở những vị trí nào?

  • Để hút tài hộc và may mắn đến cho gia chủ của mình, người ta thường đặt cây bàng Singapore ở những nơi như:  phòng khách, văn phòng, hàng lang, ban công, chân cầu thang…
  • Cây được trồng nhiều ở quán cà phê, lối đi, nhà hàng, khách sạn… để trang trí giúp không gian trở nên thân thiện và xanh mát hơn.
  • Ngoài ra, cây còn được trồng ở vỉa hè, đường phố và được ví như “ lá phổi” giúp thanh lọc môi trường không khí, loại bỏ các khí độc hại mang lại bầu không khí trong lành, sạch sẽ.

=> Xem thêm:

Cây bàng Singapore  quả thật hữu ích đúng không  nào? Nếu bạn chưa sở hữu cho mình một loài cây độc đáo như vậy thì còn chần chừ gì mà không thử để biết được vẻ đẹp và những công dụng của nó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Commenting: OFF)
Send message via your Messenger App