Trong các loại cây cảnh thì cây hoa Lan Hồ Điệp là một loại cây khá khó trồng và chăm sóc. Nếu bạn là một người yêu cây hoa lan và đang sưu tầm các loại hoa lan thì bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hoa này. Bên cạnh đó, chúng tôi cung cấp cho bạn một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây hoa Lan Hồ Điệp đó nhé!

Đặc điểm chung của hoa Lan Hồ Điệp

Những ai yêu thích hoa lan thì họ đều đã có những kiến thức nhất định về hoa lan. Ai cũng biết rằng Lan Hồ Điệp là một loại cây thuộc họ cây thân thảo có thể sống lâu năm. Nó sinh trưởng không nhanh như các loại cây cảnh khác như cây hoa Dạ Yến Thảo, các loại cây chịu nắng,… mà nó sinh trưởng khá chậm.

Cây hoa lan hồ điệp sinh trưởng chậm
Cây hoa lan hồ điệp sinh trưởng chậm

Cây hoa lan hồ điệp sinh trưởng chậm

Nó sinh trưởng chậm đến nỗi nếu đặt chúng trong điều kiện thích hợp thì cách khoảng 40 ngày thì nó mới mọc ra được một chiếc lá mới hoàn chỉnh. Vậy nó sinh trưởng chậm như vậy thì bao giờ nó mới ra hoa?

Hoa lan hồ điệp ra có thời điểm ra hoa riêng
Hoa lan hồ điệp ra có thời điểm ra hoa riêng

Hoa lan hồ điệp ra có thời điểm ra hoa riêng

Thông thường, trên bốn lá thì nó sẽ phân hóa ra chồi hoa. Thời gian ra hoa trong khoảng ba cho đến năm tháng mỗi năm. Trong đó, mỗi hoa đơn với thời gian ra hoa được ước tính là 20 ngày. Do vậy, chúng ta cần có quá trình chăm sóc thật tốt để hoa cho ra thật đẹp.

Cách chăm sóc cây hoa Lan Hồ Điệp

Như đã nói ở trên, quá trình ra hoa của cây hoa Lan Hồ Điệp không dễ dàng như các loại hoa khác. Vậy thì chúng ta phải ghi nhớ những lời khuyên về quá trình chăm sóc cây! Một số yếu tố cần quan tâm khi chăm sóc cây hoa Lan Hồ Điệp được cụ thể như sau!

Ánh sáng

Cây Lan Hồ Điệp có sự khắt khe về ánh sáng so với các loại cây trồng khác. Cây hoa Lan Hồ Điệp cần ánh sáng để phát triển tốt. Nhưng nếu bạn đặt trong nhà thì cũng đừng lo là nó sẽ không phát triển được. Bạn hoàn toàn có thể đặt chúng trong nhà làm cây hoa lan hồ điệp để bàn nhưng nhất định phải đặt nó ở nơi có thể hứng được ánh sáng mặt trời.

Không nên đặt lan hồ điệp dưới ánh nắng gắt
Không nên đặt lan hồ điệp dưới ánh nắng gắt

Không nên đặt lan hồ điệp dưới ánh nắng gắt

Tuyệt đối không đặt dưới ánh nắng quá gắt. Điều này cần đặc biệt chú ý khi thời tiết đang ở mùa hè- lúc mà nắng to, nắng quá gắt.

Nhiệt độ

Chúng ta cần chú ý đến nhiệt độ ban ngày và nhiệt độ ban đêm. Đối với cây hoa Lan Hồ Điệp thì nhiệt độ ban ngày lý tưởng là 18- 29 độ C và 13- 18 độc C chính là nhiệt độ ban đêm. Nếu nhiệt độ thay đổi thất thường thì nó sẽ làm cho hoa bị rụng nụ đó nhé! Do vậy, nhiệt độ là yếu tố cực quan trọng.

Nhiệt độ thất thường sẽ khiến hoa lan hồ điệp rụng
Nhiệt độ thất thường sẽ khiến hoa lan hồ điệp rụng

Nhiệt độ thất thường sẽ khiến hoa lan hồ điệp rụng

Độ ẩm

Ba yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là ba yếu tố không thể thiếu trong bất cứ bài viết chia sẻ về cây hoa Lan Hồ Điệp. Mức từ 50 cho đến 80% chính là độ ẩm cần áp dụng đối với cây hoa Lan Hồ Điệp. Khi ở môi trường có độ ẩm thấp, bạn nên dùng màn che- màn che có mục đích hạn chế hơi nước thoát ra từ cây hoặc giữ cây trong chậu có chứa các thành phần như sỏi, đá cuội với nước.

Cây hoa lan hồ điệp phát triển tốt với nhiệt độ thích hợp
Cây hoa lan hồ điệp phát triển tốt với nhiệt độ thích hợp

Tưới nước

Đặc biệt chú ý đến tần xuất tưới nhé! Mùa hè thì cứ 2 cho đến 3 ngày tưới một lần. Mù đông thì 10 ngày chỉ cần tưới một lần. Thế mới nói không phải cứ chăm tưới nước là cây sẽ phát triển tốt đâu nhé!

=> Xem thêm thông tin về cây vạn niên thanh, cây thiết mộc lan, cây cảnh nội thất

 

Nếu đến đây, bạn đã thấy lựa chọn mua cây hoa Lan Hồ Điệp là cực kỳ hợp lý, bạn hoàn toàn có khả năng chăm sóc tốt cho mẫu cây này thì hãy nhanh chóng tới các cửa hàng bán cây cảnh để mua nó về. Đừng quên bản thân chúng tôi cũng là một đơn vị cung cấp cây cảnh chất lượng đó nhé!

(Commenting: OFF)

Xu hướng cây cảnh nội thất 2020 như thế nào? Hãy cùng chúng tôi dự đoán ngay trong bài viết này dựa vào độ nổi tiếng và phổ biến của các loại cây cảnh nhé! Nếu bạn đang chọn cây cảnh cho năm 2020 này thì bài viết này chắc chắn sẽ có ích cho bạn. Bài viết này không những mang đến cho bạn những cái tên cây cảnh “hot” mà còn bật mí thêm cho bạn cách chăm sóc những loại cây cảnh nội thất đó nhé!

3 cây cảnh nội thất ấn tượng nhất

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là cây cảnh nội thất giá tốt mà còn có rất nhiều tác dụng. Cây lưỡi hổ là loại cây dễ sống và thích nghi tốt, kể cả khi khô hạn nó vẫn có thể phát triển tốt. Vốn có hình thù khá bắt mắt với hình lưỡi con hổ, cây lưỡi hổ được sử dụng phổ biển dùng để trang trí nội thất văn phòng nơi làm việc, nhà ở,…nó thanh lọc khí ngay cả vào ban đêm, hấp thục các chất gây ô nhiễm giúp cho không gian sống trở nên trong lành, đẹp mắt và ấn tượng hơn. Hiện tại, loài cây này còn được sử dụng trong khoa học và cả y học. Nó có thể chữ bệnh ho, viêm họng, viêm tai giữa…

Cây lưỡi hổ trang trí nội thất
Cây lưỡi hổ trang trí nội thất

Cây lưỡi hổ trang trí nội thất

Cây bàng Singapore

Nhắc đến cây cảnh nội thất thì không thể không nhắc đến cây bàng Singapore– một loài cây rất được ưa chuộng trong giới cây cảnh. Đây là loài cây nội thất mới được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bàng Singapore lại nhanh chóng được lòng mọi người bởi sự hữu ích của nó. Cây bàng nội thất có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí mang lại một môi trường xanh mát. Được biết đến là một trong những loài cây phong thủy, cây bàng Singapore mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Đừng bỏ lỡ loài cây này khi mua cây cảnh nội thất nhé!

Cây bàng Singapore mang ý nghĩa phong thủy tốt
Cây bàng Singapore mang ý nghĩa phong thủy tốt

Cây bàng Singapore mang ý nghĩa phong thủy tốt

Cây trầu bà

Và cây trầu bà cũng là cây cảnh nội thất đẹp trong những sự lựa chọn không tồi đó nha! Cây trầu bà là loài cây cảnh khá quen thuộc bởi nó được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Các nhà khoa học NASA đã chọn đây là loại cây tốt để thanh lọc không khí giúp bầu không khí trong lành, không gian sống trở nên thoáng đãng hơn bởi nó có khả năng hút các độc tố, khí hại từ các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta. Ngoài ra, cây trầu bà còn mang ý nghĩa phong thủy đem lại tài lộc, may mắn, tiền tài đến cho gia chủ.

Cây trầu bà thanh lọc không khí
Cây trầu bà thanh lọc không khí

Cây trầu bà thanh lọc không khí 

Cách chăm sóc cây cảnh nội thất

Cây nội thất vốn là những cây cảnh được trồng trong nhà, dễ thích nghi và phù hợp với môi trường râm, mát để làm tăng vẻ đẹp cho không gian sống. Dù là loài cây nào thì khi chăm sóc ta cũng cần chú ý tới những yếu tố sau đây:

  • Nhiệt độ: nhiệt độ phù hợp dành cho loài cây cảnh nội thất là ở mức nhiệt từ 18 đến 30 độ C.
  • Ánh sáng: nên đặt cây ở những nơi cây có thể tiếp nhận ánh sáng giúp quá trình quang hợp diễn ra tốt nhất như cửa sổ, ban công… tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với nắng gắt ảnh hưởng tới lá cây.
Không đặt cây cảnh nội thất ở nơi có ánh sáng quá gắt
Không đặt cây cảnh nội thất ở nơi có ánh sáng quá gắt

Không đặt cây cảnh nội thất ở nơi có ánh sáng quá gắt

  • Nước: nước vô cùng quan trong, là yếu tố chiếm hàm lượng lớn trong cây, cây thân to và nhiều lá thì cần nhiều nước hơn so với các cây thân nhỏ, ít lá, mọng nước; tùy vào độ ẩm của đất và giống cây trồng để xác định lượng nước cây cần.
  • Dinh dưỡng: cung cấp dưỡng chất cho cây bằng cách bón phân đầy đủ. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây. Để giữ cho cây phát triển xanh tốt hãy sử dụng phân NPK giúp cây chống chọi sâu bệnh  hại.
Bón phân cho cây cảnh nội thất vào thời điểm thích hợp
Bón phân cho cây cảnh nội thất vào thời điểm thích hợp

Bón phân cho cây cảnh nội thất vào thời điểm thích hợp 

Giờ đây bạn có thể lựa chọn cho mình những loại cây cảnh nội thất  ưng ý cho mình với những thông tin chúng tôi cung cấp. Chúc bạn nhanh chóng chọn được cho mình một loài cây ưng ý nhé!

 

(Commenting: OFF)

Cây lưỡi hổ đang là loài cây được sử dụng  phổ biến rộng rãi với nhiều công dụng như trang trí nhà cửa, văn phòng, làm cảnh… ngoài ra nó còn có ý nghĩa về phong thủy, tâm linh lại còn được sử dụng nhiều trong y học và khoa học. Nếu bạn chưa biết nhiều về loài cây này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nó!

Thông tin chung về cây lưỡi hổ

Đừng tùy hứng mà mua bất cứ loại cây nào bạn nhé! Nên tìm hiểu kỹ về cây trước khi mua chúng về để không phải hối hận.

Tên gọi của cây lưỡi hổ

Khi tìm hiểu về các loại cây chắc hẳn loài cây nào cũng có nhiều tên gọi khác nhau, cây lưỡi hổ cũng vậy. Cây lưỡi hổ có tên gọi khác hư cây lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ vĩ mép vàng, lưỡi hùm… Cây còn có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Bạn có thấy lá cây giống với con rắn đang dựng đầu lên không? Vì hình dáng của nó như  vậy nên tên tiếng Anh của nó không có tên là lưỡi con hổ mà lại là Snake plant ( cây rắn).

Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau
Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau

Cây lưỡi hổ có nhiều tên gọi khác nhau

Đặc điểm chung của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi, vì vậy khả năng chịu nóng và khô hạn của cây là rất tốt ngay cả khi ánh sáng mặt trời ở mức hạn chế cây vẫn có thể phá triển một cách sống bền bỉ. Cây lưỡi hổ là loại cây có hoa thuộc họ Măng tây và có nguồn gốc từ Nigeria( Châu Phi).

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Châu Phi
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Châu Phi

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Châu Phi

Đây là loại cây được phố bố rộng rãi ở nhiều nước. Tại những nơi như ở Châu Phi thì cây thuộc một loài nguyên liệu quan trọng dùng để sản xuất gai dầu, dây thừng, rổ, giỏ… Loại cây này được coi là báu vật ở các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Brazil. Ngược lại ở Australia, loài cây này cũng chỉ được coi ở loại dạng cỏ mà thôi.

Lá cây lưỡi hổ cứng
Lá cây lưỡi hổ cứng

Lá cây lưỡi hổ cứng

Cây vốn có đặc tính dẻo dai nên được dử dụng làm các vật liệu thiết yếu. Cây lưỡi hổ thường mọc thành bụi thẳng đứng, có hình thù của lưỡi con hổ hoặc ta có thể thấy nó giống con rắn dựng đầu. Chiều cao của cây từ khoảng 30 đến 80 cm, có thể lên đến 1m6. Lá cây lưỡi hổ từ trên xuống dưới đều cứng, đầu lá nhọn sắc. Thân lá mọng nước màu xanh loang pha viền vàng dải từ ngọn xuống gốc khá  bắt mắt. Loài cây này tùy trông cứng là thế nhưng lại có hoa màu trắng lục nhạt, gồm 6 cánh mềm nhỏ và dài khoảng 3 đến 4 cm.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Mỗi loài cây đều có cách chăm sóc riêng phù hợp với đặc tính của nó. Loài cây nào khi trồng chúng ta cũng cần đến các bước chăm sóc chúng. Đối với cây lưỡi hổ, ta cần những lưu ý sau:

  • Tưới nước: bởi loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và dễ sống. Vì vậy, khi mua cây lưỡi hổ về, chúng ta không cần tưới nước nhiều cho cây. Vào mùa hè, hãy tưới nước cho cây trung bình 1 lần/ tuần và luôn giữ độ khô thoáng cho cây; mùa đông, mùa mưa lạnh có thể tưới nước 1 lần/ tháng tùy vào độ ẩm của đất cũng như khí hậu thời tiết.
Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt
Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt

Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn tốt

  • Đất trồng: nên sử dụng loài đất khô, đất pha cát có tính kiềm để cây luôn thoáng nước.
  • Ánh sáng: cần đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng chiếu tới nhưng không nên để cây dưới ánh nắng gắt. Nếu trồng trong môi trường bóng râm thì trung bình 10 ngày/lần mang cây ra phơi sáng.

  • Nhiệt độ: râm, mát và mức nhiệt phù hợp cho cây phát triển mạnh mẽ là từ 22 đến 30 độ, khí hậu ôn hòa.
  • Dưỡng chất: cung cấp dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân phù hợp với cây, bón mỗi tháng một lần đặc biệt chú ý bổ sung các loại phân giàu potasse.
  • Thay chậu: thay chậu vào mùa xuân, khi rễ cây đã mọc nhiều trong chậu hãy tiến hành tách cây để đảm bảo sự phát triển của cây.

=> Có thể bạn muốn biết thêm:

Cây lưỡi hổ thật dễ dàng là sự lựa chọn đúng đắn với những ai có ý định trồng cây cảnh mà lại ít thời gian chăm sóc phải không nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loài cây này nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

(Commenting: OFF)
Send message via your Messenger App